ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM LOẠI A,B,C CỦA HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN – ICC 1982

ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM LOẠI A,B,C CỦA HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN – ICC 1982

ICC được viết tắt từ: Institute Cargo Clause.

Để hàng hoá giao đến tay người nhận một lô hàng phải được vận chuyển đi qua nhiều chặng từ nội địa nước xuất khẩu, vận tải quốc tế đến nội địa nước nhập khẩu, trong quá trình này không ai có thể đoán trước được những rủi ro xảy ra như đắm tàu, thiên tai, hàng mất, hư hỏng… Vậy nên để đề phòng tình huống rủi ro xảy ra người bán hoặc người mua sẽ bỏ ra một khoản chi phí để mua bảo hiểm cho lô hàng của mình nhằm đảm bảo lô hàng trong quá trình vận chuyển nếu có xảy ra tai nạn dẫn đến hư hỏng hoặc mất hàng thì họ sẽ nhận được một khoản bồi thường thích đáng.

Có nhiều bộ luật và điều kiện bảo hiểm như Luật bảo hiểm hàng hải 1906 (Marine Insurance Act, 1906), ICC 1963 (Điều kiện bảo hiểm FPA, WA, AR), ICC 1982 (Điều kiện loại A, loại B, loại C) trong đó được phổ biến rộng rãi nhất là Bộ điều kiện bảo hiểm ICC 1.1.1982

Dựa trên điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm London ban hành ICC 1.1.1982. Ở nước ta bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu cũng đã được Bộ Tài chính ban hành và quy định Số: 305-TC/BH Ban hành quy tắc chung về bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường biển, được gọi là QTC 1990. Quy tắc chung này đã được điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình xuất nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa của Việt Nam. Việc chọn lựa bộ luật nào thì tùy vào các bên và nếu có tranh chấp sau này thì sẽ xử theo Luật chi phối đó.

Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển, quy định hợp đồng bảo hiểm có thể được ký kết theo ba loại điều kiện A, B, C

 

Nguyên nhân trực tiếp

Loại A

Loại B

Loại C

Hy sinh tổn thất chung

Ném hàng khỏi tàu (vứt xuống biển trong lúc vận chuyển)

Hàng hóa bị thất lạc do tàu bị mất tích (trừ trường hợp bị cướp)

Nước cuốn trôi khỏi tàu

 

Nước tràn vào tàu, xà lan, hầm hàng hoặc nơi chứa hàng (trừ trường hợp nước mưa)

 

Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi trong quá trình bốc xếp

 

Tổn thất toàn bộ của bất kỳ kiện hàng nào rơi trong quá trình bốc xếp

 

Hành vi chủ ý phá vỡ hàng của thủy thủ đoàn

   

Cướp biển

   

Các rủi ro phụ khác

   

Mất trộm, mất cắp

   

Hư hỏng, đổ vỡ, cong, bẹp,…

   

Không giao hàng, thiếu hàng

   

Tất cả các rủi ro khác

   

Nguyên nhân gián tiếp

     

Cháy, nổ

Phương tiện vận chuyển bị mắc cạn hoặc bị đắm, lật úp

Phương tiện di chuyển va vào nhau hoặc đâm phải các vật cản trên đường đi nhưng không phải nước

Dỡ hàng tại một cảng nơi tàu gặp mặt

Phương tiện vận chuyển bằng đường bộ bị lật đổ hoặc trật bánh trong quá trình di chuyển

Động đất, núi lửa hoặc sét đánh trong quá trình vận chuyển


 

 

Mặc dù người được bảo hiểm có thể nhận được bồi thường khi xảy ra tổn thất, nhưng trong điều kiện bảo hiểm hàng hoá A, B, C, cũng quy định rằng người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với:

1. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí gây ra bởi:

a) Chiến tranh, nội chiến, cách mạng khởi nghĩa, phản loạn hoặc quần chúng nổi dậy khi xảy ra những biến cố này hoặc do bất kỳ hành động thù địch nào khác của một thế lực tham chiến hay chống lại thế lực đó.

b) Việc chiếm, bắt giữ, cầm giữ tài sản hoặc kiềm chế (trừ khi do cướp biển và trong trường hợp đang áp dụng điều kiện "A") và hậu quả hay bất kỳ mưu toan nào phát sinh từ những sự việc này.

c) Mìn, thuỷ lôi, bom hay những vũ khí chiến tranh khác đang trôi dạt.

2. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí:

a) Do những người đình công hay công nhân bị cấm xưởng gây ra hoặc do những người tham gia các vụ gây rối trong lao động, làm náo loạn hoặc bạo động gây ra.

b) Phát sinh từ những cuộc đình công, cấm xưởng những vụ gây rối trong lao động, phản loạn hoặc bạo động.

c) Do bất kỳ kẻ khủng bố nào hoặc do bất kỳ người nào đang hành động vì một lý do chính trị nào gây ra.

3. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh từ việc sử dụng bất kỳ một loại vũ khí chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân và/hoặc phản ứng hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự.

4. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí do khuyết tật vốn có hoặc do tính chất riêng của loại hàng được bảo hiểm.

5. Hàng hoá hay một bộ phận của hàng hoá bị hư hại hay bị phá huỷ có chủ tâm do hành động sai lầm của bất kỳ người nào gây ra. Điểm 5 này không áp dụng trong trường hợp bảo hiểm theo điều kiện A.

Điều 7. Trong mọi trường hợp người bảo hiểm không chịu trách nhiệm đối với:

1. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí được quy là do việc làm xấu cố ý của người bảo hiểm.

2. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí có nguyên nhân trực tiếp do chậm trễ, dù chậm trễ xảy ra do một rủi ro được bảo hiểm (trừ những chi phí được bồi thường theo điều 2/2a Quy tắc này).

3. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do tàu hoặc sà lan không đủ khả năng đi biển và do tàu, sà lan, phương tiện vận chuyển hoặc công-ten-nơ không thích hợp cho việc chuyên chở hàng an toàn nếu người được bảo hiểm hay những người làm công cho họ được biết riêng về trạng thái không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp đó vào thời gian bốc xếp hàng hoá.

4. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do việc đóng gói hoặc chuẩn bị hàng hoá được bảo hiểm không đầy đủ hoặc không thích hợp và do việc xếp hàng hỏng lên tàu

5. Hàng hoá được bảo hiểm bị rò chảy thông thường hao hụt trọng lượng hay giảm thể tích thông thường, hoặc hao mòn tự nhiên.

6. Những mất mát, hư hỏng hay chi phí phát sinh do chủ tàu, người quản lý, người thuê hay người điều hành tàu không trả được nợ hoặc thiếu thốn về tài chính gây ra.

 

Trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu, các đối tượng chính bao gồm:

Người bảo hiểm (Insurer, Underwriter, Insurance Company): Đây là tổ chức hoặc cá nhân chịu trách nhiệm thu phí bảo hiểm và bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp tổn thất xảy ra. Thông thường, đây là các công ty bảo hiểm.

Người được bảo hiểm (Insured or Assured): Đây là người trả phí bảo hiểm và chịu tổn thất khi có rủi ro xảy ra. Trong thương mại quốc tế, đây thường là các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá.

Đối tượng bảo hiểm (subject matter insured): Là tài sản hoặc lợi ích được bảo hiểm. Trong trường hợp này, là hàng hoá xuất nhập khẩu trong quá trình vận chuyển.

Rủi ro được bảo hiểm (risk insured against): Là những rủi ro được thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm. Người bảo hiểm chỉ bồi thường những tổn thất do những rủi ro này gây ra.

Phí bảo hiểm (insurance premium): Là khoản tiền mà người được bảo hiểm trả cho người bảo hiểm để nhận quyền lợi bảo hiểm. Đây là khoản tiền không truy đòi và thường dựa trên giá trị bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm (insured value): Là giá trị của đối tượng được bảo hiểm, chẳng hạn tổng trị giá của lô hàng hoặc tài sản.

Số tiền bảo hiểm (insured amount): Là số tiền được bảo hiểm. Trong một số trường hợp, khách hàng có thể quyết định số tiền bảo hiểm chỉ là một phần nhỏ của giá trị bảo hiểm để giảm phí bảo hiểm.

 

Hy vọng bài chia sẻ về các loại bảo hiểm đường biển của EAGLES GLOBAL FORWARDING giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể tham khảo để chọn cho mình gói bảo hiểm phù hợp.

"HÃY NÊU NHỮNG GÌ BẠN CẦN, VIỆC CÒN LẠI ĐÃ CÓ CHÚNG TÔI"

 

Tin liên quan:

ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM LOẠI A,B,C CỦA HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN – ICC 1982

CHI PHÍ TRONG LOGISTICS: PHÂN BIỆT FREIGHT, SURCHARGES VÀ LOCAL CHARGES

CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG GIAO DỊCH XUẤT NHẬP KHẨU

HIỂU RÕ CÁC LOẠI C/O ĐƯỢC DÙNG TRONG XUẤT NHẬP KHẨU – CERTIFICATE OF ORIGIN

NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ HẢI QUAN PHÂN LUỒNG TỜ KHAI HẢI QUAN

HÀNG OOG LÀ GÌ?

QUY TRÌNH KHAI THÁC HÀNG NGUY HIỂM.

Dịch vụ vận chuyển hàng không tại eaglesfwd.com

Quy trình và đặc điểm của dịch vụ vận tải hàng hóa

Những hạn chế trong việc giảm phí cho doanh nghiệp: "Trên nóng, dưới nguội"

VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

DỊCH VỤ LOGISTICS - EAGLES GLOBAL FORWARDING

DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI EAGLES GLOBAL FORWARDING

Top 10 Cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay - EAGLES GLOBAL FORWARDING CORP

Logistics và Freight Forwarder? Sự khác biệt?

Vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển

Dich vụ vận chuyển hàng đường biển đi Nhật Bản.

Sự khác biệt giữa FREIGHT FORWARDER VÀ NVOCC?

Commercial Invoice là gì? Tầm quan trọng của Commercial Invoice

Forwarder là gì? Công ty Forwarding tại Hồ Chí Minh

DỊCH VỤ LOGISTICS UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - GIÁ CẠNH TRANH TOÀN QUỐC

DỊCH VỤ LOGISTICS UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP

Dịch vụ logistics trọn gói - Eagles Global Forwarding

Chi phí logistics ở Việt Nam cao gấp 3 lần chi phí logistics ở Singapore?

VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

Những bất cập trong việc kiểm tra an toàn thực phẩm

Khai báo gộp mã HS không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O