Vận chuyển Hàng nguy hiểm (Dangerous Goods) đúng là “nguy hiểm” theo tên gọi của nó.
Nguy hiểm là chỉ vì 1 sơ xuất nhỏ trong quá trình đóng gói, vận chuyển, khai thác…cũng có thể gây ra hậu quả khủng khiếp. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ cả chiếc máy bay của hãng Asiana Airlines đã nổ tung trên bầu trời chỉ vì 1 kiện hàng nguy hiểm là Pin Lithium. Hiện nay số lượng các đại lý có thể nhận và khai thác, vận chuyển hàng nguy hiểm đường hàng không ở TP.HCM là không nhiều (chỉ nói đến các đại lý chuyên nghiệp), đa số các đại lý họ sẽ nhận hàng của bạn rồi chuyển qua 1 đại lý khác để khai thác, vận chuyển (thuật ngữ chuyên ngành gọi là co-load). Vậy thì làm thế nào để bạn có thể yên tâm khi gửi 1 kiện hàng “nguy hiểm” đi nước ngoài bằng đường hàng không?
Lý do bạn nên chọn chúng tôi trong việc vận chuyển hàng nguy hiểm:
Tại Eagles Global Forwarding Corporation (EGF Corp), chúng tôi có 1 đội ngũ chuyên nghiệp, chuyên về vận chuyển hàng nguy hiểm, trong đó có những người đã từng làm cho các hãng hàng không lớn chuyên khai thác hàng nguy hiểm.
Hàng nguy hiểm được đóng gói cẩn thận tại EGF Corp
Khi bạn gửi hàng ở chỗ chúng tôi, chúng tôi sẽ tư vấn bạn nên dùng loại bao bì nào (Packing Instruction), điều này rất quan trọng vì nó sẽ quyết định chi phí vận chuyển cũng như loại bao bì chuẩn cần dùng (nếu bạn chọn sai loại bao bì thì sẽ bị hãng vận chuyển từ chối, lúc đó sẽ tốn thêm chi phí để thay bao bì, hoặc nếu bạn chọn sai Packing Group thì sẽ tốn thêm tiền – lẽ ra không đáng có cho bao bì của kiện hàng).
MSDS (Material Safety Data Sheet) cũng rất quan trọng, vì rất nhiều lô hàng lẽ ra sẽ đi như hàng bình thường, nhưng một số đại lý lại áp giá hàng nguy hiểm, thiệt hại thuộc về khách hàng, nếu bạn tham vấn đội ngũ EGF, bạn sẽ biết rõ hàng của mình có thuộc danh mục hàng nguy hiểm hay không?
Hiện nay rất nhiều công ty có nhu cầu nhập khẩu hóa chất từ Mỹ hoặc châu Âu, Trung Quốc về Việt Nam, hóa chất đa số được liệt kê là hàng nguy hiểm loại 3 (Chất dễ cháy – Flammable liquid) hoặc loại 8 (Chất ăn mòn – Corrosive) hoặc là sự pha trộn giữa nhiều loại hàng nguy hiểm khác nhau.
Ngoài hóa chất thì còn rất nhiều loại hàng nguy hiểm khác như chất khí gas, chất nổ (dùng để khai thác quặng mỏ), chất độc (dùng trong hóa dược phẩm)…và đặc biệt là hàng nguy hiểm thuộc loại 7 là chất phóng xạ (Radioactive Material), vận chuyển chất phóng xạ phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về vận chuyển (dù bằng đường hàng không hay đường biển) vì nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và môi trường.
Hàng nguy hiểm loại 9 (RMD) đang được load lên hầm hàng máy bay
Hàng nguy hiểm đường hàng không xuất đi từ Việt Nam chủ yếu là hàng thuộc class 3 (Flammable Liquid) là các loại xe gắn máy sản xuất tại Việt Nam muốn gửi về công ty mẹ ở Nhật Bản để test lại, Class 5 (poisonous – chất độc), chủ yếu là thuốc trừ sâu, do các công ty đa quốc gia có chi nhánh hoặc nhà máy sản xuất tại Việt nam rồi xuất đi các nước, hàng nguy hiểm thuộc class 9 (Miscelanneous – tổng hợp – loại ít nguy hiểm nhất).
Tất cả các loại hàng nguy hiểm khác mà không thuộc những nhóm còn lại, loại này đa số là xe gắn máy hoặc động cơ (còn mới nguyên, chưa hề có xăng trong động cơ), có khi là một số dụng cụ đo, test có chứa từ tính (Magnetize Material) hoặc các loại Pin mà lượng lithium rất thấp hoặc gần như bằng 0.
Tóm lại, vận chuyển hàng nguy hiểm đường hàng không thì rất nhiều đại lý biết nhưng không có nhiều đại lý chuyên nghiệp và hiểu rõ từng công đoạn từ đóng gói, dán nhãn, khai thác…
“HÃY NÊU RA NHỮNG GÌ BẠN CẦN, VIỆC CÒN LẠI ĐÃ CÓ CHÚNG TÔI”