NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ HẢI QUAN PHÂN LUỒNG TỜ KHAI HẢI QUAN

NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ HẢI QUAN PHÂN LUỒNG TỜ KHAI HẢI QUAN

Phân luồng tờ khai là một trong những bước làm thủ tục hải quan quyết định đến việc lô hàng đó có được thông quan hay không.

Trước khi tìm hiểu những cơ sở nào để hải quan phân luồng tờ khai chúng ta sẽ cũng tìm hiểu hiện nay hàng hóa sẽ được phân thành những luồng nào.

Phân luồng tờ khai là một trong những bước làm thủ tục hải quan quyết định đến việc lô hàng đó có được thông quan hay không. Mục đích phân luồng là để giúp hải quan giám sát, kiểm tra, quản lý hàng hóa ra vào lãnh thổ Việt Nam.

Hàng hóa sẽ được phân loại thành 3 luồng :

Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra thực tế hàng hóa.

Luồng vàng:  Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.

Luồng đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và kiểm tra chi tiết thực tế hàng hóa.

 

Vậy cơ sở nào để một tờ khai sẽ rơi vào luồng xanh/vàng/đỏ?

Theo Nghị định số 08/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan

Điều 13. Áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan

1. Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra và các biện pháp nghiệp vụ khác dựa trên việc tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro.

2. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan căn cứ vào kết quả tổng hợp, xử lý các kết quả đánh giá tuân thủ pháp luật của người khai hải quan, phân loại mức độ rủi ro tại Khoản 1 Điều này theo tiêu chí do Bộ Tài chính ban hành để quyết định hoặc phân cấp quyết định việc kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan, thanh tra hải quan và các biện pháp nghiệp vụ hải quan khác trên cơ sở phù hợp với nguồn nhân lực, các điều kiện thực tế quản lý hải quan.

Điều 14. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với người khai hải quan

1. Việc đánh giá mức độ tuân thủ của người khai hải quan được dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, thông tin về:

a) Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;

b) Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;

c) Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan.

2. Cơ quan hải quan đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan để áp dụng các biện pháp quản lý hải quan phù hợp theo từng mức độ tuân thủ.

Điều 15. Thực hiện phân loại mức độ rủi ro

1. Việc phân loại mức độ rủi ro trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật của người khai hải quan.

2. Trong quá trình phân loại mức độ rủi ro, cơ quan hải quan xem xét các yếu tố liên quan, gồm:

a) Chính sách quản lý, chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;

b) Tính chất, đặc điểm của hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;

c) Tần suất, tính chất, mức độ vi phạm liên quan đến hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải;

d) Xuất xứ của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;

đ) Tuyến đường, phương thức vận chuyển hàng hóa, hành lý;

e) Các yếu tố khác liên quan đến quá trình hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

3. Cơ quan hải quan thực hiện đánh giá phân loại rủi ro đối với người khai hải quan, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo các mức độ khác nhau để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra phù hợp.

 

Theo Thông tư số 25/VBHN-BTC (2018) Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Tại Chương II Mục 1 Quản lý rủi ro trong hoạt động kiểm tra, giám sát hải quan.

Điều 8. Đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu

1. Cơ quan hải quan đánh giá, phân loại tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế của doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, bao gồm:

a) Doanh nghiệp ưu tiên;

b) Doanh nghiệp tuân thủ;

c) Doanh nghiệp không tuân thủ.

2. Tiêu chí đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được dựa trên Hệ thống các các chỉ tiêu thông tin theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ.

Trên đây là những thông tin mà EAGLES GLOBAL FORWARDING muốn gửi đến bạn để giúp bạn trả lời câu hỏi cơ sở nào để hải quan phân luồng tờ khai. Mong rằng bài viết này sẽ có ích đối với bạn.

"HÃY NÊU NHỮNG GÌ BẠN CẦN, VIỆC CÒN LẠI ĐÃ CÓ CHÚNG TÔI"

Tin liên quan:

ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM LOẠI A,B,C CỦA HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN – ICC 1982

CHI PHÍ TRONG LOGISTICS: PHÂN BIỆT FREIGHT, SURCHARGES VÀ LOCAL CHARGES

CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG GIAO DỊCH XUẤT NHẬP KHẨU

HIỂU RÕ CÁC LOẠI C/O ĐƯỢC DÙNG TRONG XUẤT NHẬP KHẨU – CERTIFICATE OF ORIGIN

NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ HẢI QUAN PHÂN LUỒNG TỜ KHAI HẢI QUAN

HÀNG OOG LÀ GÌ?

QUY TRÌNH KHAI THÁC HÀNG NGUY HIỂM.

Dịch vụ vận chuyển hàng không tại eaglesfwd.com

Quy trình và đặc điểm của dịch vụ vận tải hàng hóa

Những hạn chế trong việc giảm phí cho doanh nghiệp: "Trên nóng, dưới nguội"

VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

DỊCH VỤ LOGISTICS - EAGLES GLOBAL FORWARDING

DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI EAGLES GLOBAL FORWARDING

Top 10 Cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay - EAGLES GLOBAL FORWARDING CORP

Logistics và Freight Forwarder? Sự khác biệt?

Vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển

Dich vụ vận chuyển hàng đường biển đi Nhật Bản.

Sự khác biệt giữa FREIGHT FORWARDER VÀ NVOCC?

Commercial Invoice là gì? Tầm quan trọng của Commercial Invoice

Forwarder là gì? Công ty Forwarding tại Hồ Chí Minh

DỊCH VỤ LOGISTICS UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - GIÁ CẠNH TRANH TOÀN QUỐC

DỊCH VỤ LOGISTICS UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP

Dịch vụ logistics trọn gói - Eagles Global Forwarding

Chi phí logistics ở Việt Nam cao gấp 3 lần chi phí logistics ở Singapore?

VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

Những bất cập trong việc kiểm tra an toàn thực phẩm

Khai báo gộp mã HS không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O