HÀNG OOG LÀ GÌ?

HÀNG OOG LÀ GÌ?

Hàng OOG (Out Of Gauge) - Đây là một khái niệm tuy đã lâu nhưng đối với một số người còn khá mới mẻ, mơ hồ hoặc đã biết nhưng chưa hiểu rõ chi tiết

HÀNG OOG LÀ GÌ? MỘT SỐ LƯU Ý KHI VẬN CHUYỂN HÀNG OOG

1. Khái niệm hàng OOG:

Hàng OOG (Out Of Gauge) - Đây là một khái niệm tuy đã lâu nhưng đối với một số người còn khá mới mẻ, mơ hồ hoặc đã biết nhưng chưa hiểu rõ chi tiết. Vì vậy, hôm nay EGF sẽ chia sẻ đến bạn một số kiến thức cơ bản, quan trọng về vận chuyển loại hàng này trong Logistics nhé.

Vậy trước tiên ta phải hiểu khái niệm Hàng OOG là gì? Như mọi người đều biết, trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu, ngoài những loại hàng thường, hàng nguy hiểm, thì còn một loại hàng vượt trọng lượng hoặc vượt kích thước cho phép, không thể sử dụng loại container bình thường để vận chuyển. Những mặt hàng đó gọi là hàng OOG. Hàng OOG là những mặt hàng sử dụng những container đặc biệt như Open Top hoặc Flat Rack.

Đa số các mặt hàng OOG được vận chuyển bằng container chuyên dùng Flat rack 20 feet và 40 feet. Loại container này chở được các loại hàng có kích thước lớn, cồng kềnh, trọng lượng rất nặng, vượt quá mức quy định của container thông thường.

Đặc điểm chủ yếu loại container này có sàn bằng thép khá dày chở hàng siêu trường siêu trọng. Chúng linh hoạt với các hàng hóa cỡ lớn quá mức cho phép, tháo rời, lắp ráp ổn định chắc chắn vào các container Flat rack.

2. Một vài kích thước trung bình của container cho hàng OOG:

Kích thước của loại 40 feet: Bên ngoài (Chiều dài: 12.19 m, Chiều rộng: 2.44 m, Chiều cao: 2.90 m), bên trong (Chiều dài: 12.00 m, Chiều rộng: 2.29 m, Chiều cao: 2.66 m)
Kích thước của loại 20 feet: Bên ngoài (Chiều dài: 6.06 m , chiều rộng: 2.44 m, chiều cao: 2.90 m), bên trong (Chiều dài: 5.80 m, Chiều rộng: 2.29 m, Chiều cao: 2.66 m)

Specifications

20’ Flat Rack Container

40’ Flat Rack Container

Max Gross Weight

21,440 Kgs

25,000 Kgs

Tare Weight

2,560 Kgs

5,480 Kgs

 

Dimensions

Length

Width

Height

20’ Flat Rack External

6.06 m (20’)

2.44 m (8’)

2.90 m (9’6”)

20’ Flat Rack Internal

5.80 m

2.29 m

2.66 m

40’ Flat Rack External

12.19 m (40’)

2.44 m (8’)

2.90 m (9’6”)

40’ Flat Rack Internal

12.00 m

2.29 m

2.66 m

 Dưới đây là một số hình ảnh mà EGF vừa hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển 2 du thuyền từ Mỹ về Việt Nam:

 3. Một vài lưu ý khi sử dụng Flat Rack vận chuyển hàng OOG

  • Cần nắm rõ để tính toán được mức chi phí phù hợp trong điều phối chuỗi cung ứng.
  • Chọn loại container thích hợp khi biết được trọng lượng cũng như kích thước hàng hóa. Tùy thuộc vào đặc tính của mỗi loại hàng hóa, kích thước, khối lượng mà lựa chọn loại container thích hợp. Việc vận chuyển bằng những container chuyên biệt mất phí khá cao.
  • Khi có được quan hệ tốt về phía hãng tàu, việc bốc xếp hàng hóa sẽ dễ dàng hơn, lựa chọn được các vị trí phù hợp ở trên tàu.
  • Kết hợp ăn ý với người chuyên bốc xếp hàng hóa lên tàu để việc hàng hóa bị hư hỏng, va chạm không đáng có sẽ không xảy ra, hoặc ít hơn.

4. Về phí OOG tại cảng:

Theo bảng giá dịch vụ về loại hàng quá khổ, quá tải của trang Tân cảng được quy định như sau:

Đối với hàng quá khổ, quá tải tại bãi:

- Trường hợp đóng/rút các loại hàng có kích thước vượt quá quy định của container tiêu chuẩn, phải sử dụng xe nâng hàng (loại từ 5 tấn đến 20 tấn): Cước đóng/rút do Cảng thỏa thuận với khách hàng nhưng không thấp hơn 300% so với đơn giá đóng rút hàng thông thường.

- Trường hợp đóng sai quy cách , lệch tải, khó xếp dỡ, thu khách hàng theo đơn giá thỏa thuận với khách hàng nhưng không thấp hơn 400% đơn giá xếp dỡ hàng thông thường.

- Trường hợp phương tiện xếp dỡ của Cảng không thực hiện được phải thuê cẩu bên ngoài, thu khách hàng theo đơn giá thỏa thuận với khách hàng bằng đơn giá xếp dỡ hàng thông thường cộng với đơn giá thuê cẩu của đơn vị vê tinh, nhưng không được thấp hơn 400% đơn giá xếp dỡ hàng thông thường.

Tuy nhiên, loại phí dịch vụ này còn tùy thuộc vào mỗi cảng sẽ quy định khác nhau.

Hy vọng những thông tin trên mà EGF chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn.

"HÃY NÊU NHỮNG GÌ BẠN CẦN, VIỆC CÒN LẠI ĐÃ CÓ CHÚNG TÔI"

Tin liên quan:

ĐIỀU KIỆN BẢO HIỂM LOẠI A,B,C CỦA HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN – ICC 1982

CHI PHÍ TRONG LOGISTICS: PHÂN BIỆT FREIGHT, SURCHARGES VÀ LOCAL CHARGES

CÁC BƯỚC CƠ BẢN TRONG GIAO DỊCH XUẤT NHẬP KHẨU

HIỂU RÕ CÁC LOẠI C/O ĐƯỢC DÙNG TRONG XUẤT NHẬP KHẨU – CERTIFICATE OF ORIGIN

NHỮNG CƠ SỞ ĐỂ HẢI QUAN PHÂN LUỒNG TỜ KHAI HẢI QUAN

HÀNG OOG LÀ GÌ?

QUY TRÌNH KHAI THÁC HÀNG NGUY HIỂM.

Dịch vụ vận chuyển hàng không tại eaglesfwd.com

Quy trình và đặc điểm của dịch vụ vận tải hàng hóa

Những hạn chế trong việc giảm phí cho doanh nghiệp: "Trên nóng, dưới nguội"

VẬN CHUYỂN HÀNG NGUY HIỂM ĐƯỜNG HÀNG KHÔNG

DỊCH VỤ LOGISTICS - EAGLES GLOBAL FORWARDING

DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HÓA TẠI EAGLES GLOBAL FORWARDING

Top 10 Cảng biển lớn nhất Việt Nam hiện nay - EAGLES GLOBAL FORWARDING CORP

Logistics và Freight Forwarder? Sự khác biệt?

Vận chuyển hàng đi Mỹ bằng đường biển

Dich vụ vận chuyển hàng đường biển đi Nhật Bản.

Sự khác biệt giữa FREIGHT FORWARDER VÀ NVOCC?

Commercial Invoice là gì? Tầm quan trọng của Commercial Invoice

Forwarder là gì? Công ty Forwarding tại Hồ Chí Minh

DỊCH VỤ LOGISTICS UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP - GIÁ CẠNH TRANH TOÀN QUỐC

DỊCH VỤ LOGISTICS UY TÍN - CHUYÊN NGHIỆP

Dịch vụ logistics trọn gói - Eagles Global Forwarding

Chi phí logistics ở Việt Nam cao gấp 3 lần chi phí logistics ở Singapore?

VẬN TẢI HÀNG HÓA TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ CÁC TỈNH LÂN CẬN

Những bất cập trong việc kiểm tra an toàn thực phẩm

Khai báo gộp mã HS không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của C/O