Mỗi một lô hàng được vận chuyển với hình thức đường biển hay đường hàng không từ điểm xuất phát đến điểm đích đều sẽ có một loạt các chi phí mà người bán và người mua đều phải trả, ba thuật ngữ thường xuyên được sử dụng là Freight, Surcharges và Local Charges.
Mặc dù 3 chi phí đều là các phí phải trả cho một lô hàng nhưng chúng lại dễ gây nhầm lẫn và khó phân biệt. Để hiểu rõ hơn 3 loại chi phí này và cách phân biệt, dưới đây là một cách giải thích đơn giản cho các loại chi phí này.
1. Freight
Freight đơn giản là chi phí vận chuyển hàng hóa từ một điểm đến điểm khác. Nó thường được tính dựa trên trọng lượng hoặc kích thước của hàng hóa và khoảng cách vận chuyển. Ví dụ, phí Freight sẽ được tính cho việc vận chuyển container từ cảng A đến cảng B, tương tự lô hàng LCL và vận chuyển bằng đường hàng không Freight được tính từ sân bay xuất phát đến sân bay đích.
Dưới đây là một số ví dụ cụ thể được tính trong phạm vi Freight:
Ocean Freight: Chi phí vận chuyển hàng hóa qua đường biển, thường được tính dựa trên trọng lượng hoặc kích thước của hàng hóa và khoảng cách vận chuyển.
Air Freight: Chi phí vận chuyển hàng hóa qua đường hàng không, thường được tính dựa trên trọng lượng hoặc kích thước của hàng hóa và thời gian vận chuyển.
Có một thực tế là rất nhiều người khi hỏi cước vận chuyển (Freight) thì hay hỏi thế này: Anh/chị cho em hỏi từ Mỹ về 1 ký bao nhiêu tiền? Hoặc “đi Mỹ 1 ký bao nhiêu tiền?
Cứ thử hình dung: nếu đi từ Sài Gòn lên Biên Hòa, nếu từ Quận 9 đi thì chỉ tầm 5km, nhưng nếu đi từ Củ Chi (mà ở Phú Mỹ Hưng, là xã giáp với Trảng Bàng của Tây Ninh) lên thì mất khoảng 40km, vậy thì quãng đường 40km so với 5km thì thời gian và chi phí vận chuyển đã khác xa rồi, vậy trong phần cước vận chuyển (Freight) thì khoảng cách đóng vai trò quyết định.
2. Surcharges
Surcharges là các khoản phụ phí bổ sung của Freight. Các surcharges có thể phát sinh từ nhiều yếu tố như thị trường, điều kiện thời tiết, hoặc quy định pháp lý. Ví dụ, một hãng hàng không có thể áp dụng phụ phí nhiên liệu bổ sung khi giá dầu tăng cao.
Dưới đây là một số ví dụ về các phụ phí phát sinh thường gặp trong Surcharges:
Fuel Surcharge (FS): Phụ phí áp dụng để bù đắp cho sự biến động của giá nhiên liệu.
Security Surcharge (SS): Phụ phí áp dụng để bảo đảm an ninh hàng không và đảm bảo an toàn cho hàng hóa và hành khách.
X-ray Surcharge: Phụ phí áp dụng cho việc kiểm tra an ninh soi hàng bằng máy X-quang.
CIC (Container Imbalance Charge): Chi phí này phát sinh khi số lượng container rỗng tại một cảng không cân đối so với nhu cầu sử dụng.
EBS (Emergency Bunker Surcharge): Phí này áp dụng khi giá dầu nhiên liệu biến động đột ngột.
PSC (Port Security Charge): Phí an ninh của Cảng (khoảng USD 8,5/box)
ISPS (Intl Security Port Surcharge): Phụ phí an ninh các Cảng quốc tế. Có 2 loại Origin ISPS & Destination ISPS.
CSF (Container Scaning Fee): Phí soi kiểm tra container, tùy Cảng.
TSC (Terminal Security Charge): Phí an ninh cầu cảng
PCS (CON): Port Congestion Surcharge: Phụ phí tắc nghẽn cảng
EFF (Environmental Fuel Fee): Phí bảo vệ môi trường do sử dụng nhiên liệu (vùng biển Baltic)
ERS (Emergency Risk Surcharge): Phụ phí Rủi ro khẩn cấp (tàu đi qua các nước có cướp biển)
LSF (Low Sulphur Fuel Surcharge): Phụ phí nhiên liệu có hàn lượng Sulphur thấp.
AGS (Aden Gulf (Risk) Emergency Surcharge): Phụ phí Vùng Vịnh Aden
EPS: Equipment Positioning Charge (Europe): Phí chuyển cont (rỗng/ có hàng) giữa các Depot và Cảng.
OWS/HWS/HCS: Overweight Surcharge/ Heavy Weight Surcharge/ Heavy Cargo Surcharge: Phụ phí hàng nặng (cargo weight từ 16~18 tons/20’ tùy hãng)
ENF: EU Entry Filing Charge USD
3. Local Charges
Đây là chi phí phát sinh tại điểm xuất phát và điểm đích ở cảng biển, cảng hàng không hoặc các trạm vận chuyển đường bộ. Các chi phí này không phải là một phần của chi phí Freight hay Surcharges, mà thường là các chi phí địa phương cần phải trả cho các dịch vụ hoặc quy trình cụ thể tại mỗi địa điểm.
Dưới đây là một số chi phí thuộc Local Charges:
Terminal Handling Charge (THC):
THC là một Local Charge phổ biến trong vận chuyển bằng biển. Đây là chi phí mà người nhận hàng phải trả cho việc xử lý hàng hóa tại cảng biển. THC bao gồm các chi phí cho việc xếp dỡ, lưu trữ và vận chuyển hàng hóa tại cảng.
CFS (Container Freight Station) Fee:
CFS Fee là một khoản phí chỉ phát sinh đối với hàng LCL, các công ty Consol hay Forwarder sẽ phải dỡ hàng hoá từ container đưa vào kho hàng lẻ hoặc ngược lại đưa hàng vào container họ sẽ thu phí này, đây được hiểu là chi phí làm hàng lẻ.
Handling: đây được xem như đại lý phí (Handling fee) các Forwarder thu Shipper/Consignee. Handling là quá trình một Forwarder giao dịch với đại lý của họ ở nước ngoài để thoả thuận về việc đại diện thực hiện một số thủ tục khi hàng đến như khai báo hải quan, giao hàng,...
Trong bài viết này, chúng ta đã hiểu rõ hơn về các chi phí cơ bản trong lĩnh vực logistics, bao gồm Freight, Surcharges và Local Charges. Nắm được khái niệm các chi phí này sẽ giúp bạn tính toán chi phí và quản lý rủi ro hiệu quả hơn trong quá trình giao nhận một lô hàng quốc tế.
Mong rằng bài chia sẻ trên sẽ một phần nào đó cung cấp thêm thông tin cho bạn đọc, Eagles Global Forwarding tự hào là đối tác tin cậy của quý vị trong lĩnh vực giao nhận vận chuyển quốc tế.
"HÃY NÊU NHỮNG GÌ BẠN CẦN, VIỆC CÒN LẠI ĐÃ CÓ CHÚNG TÔI"